Sai lầm khi sử dụng rau xanh
Cất rau trong tủ lạnh lâu ngày. Một số người có thói quen đi chợ một lần ăn cả tuần nên thường tích trữ nhiều loại rau trong tủ lạnh. Thực tế, rau để tồn càng lâu, giá trị dinh dưỡng càng giảm.

Ví dụ, cải bó xôi nếu bảo quản trong nhiệt độ dưới 20 độ C trong 24 giờ, lượng vitamin C của loại cải này đã giảm 84%. Do vậy, cần hạn chế để rau xanh lưu cữu, nếu không có thời gian đi chợ mua rau tươi nên chọn những nơi trữ rau thoáng khí, tránh sáng và khô ráo.



Khi luộc hoặc xào nấu rau thường để lửa nhỏ. Vitamin C và B1 sẽ tiêu tan nếu bị đun nấu lâu. Vậy nên, khi xào nấu rau không để lửa nhỏ liu riu mà cần chỉnh lửa to. Có thể cho thêm một chút giấm vào món rau để bảo tồn lượng vitamin của rau trong quá trình chế biến. Ngoài ra có một số loại rau phát huy giá trị dinh dưỡng khi được làm salad hơn là nấu, như cà chua, dưa chuột.

Nấu rau xong, không ăn ngay. Nhiều người không có thói quen ăn ngay khi nóng. Tuy nhiên, chính quá trình nguội dần khiến giá trị dinh dưỡng của món ăn bị giảm đi.

Thái rau trước rồi rửa. Thói quen này làm lượng lớn dưỡng chất của những khúc nhỏ rau xanh bị cuốn trôi theo nước.

Quá chú trọng ăn rau, ít ăn thịt. Ăn nhiều rau xanh đem lại lợi ích ngừa xơ cứng động mạch, kiểm soát cân nặng, nhưng chỉ ăn rau mà kiêng thịt thì cũng không tốt cho sức khỏe. Cơ thể mỗi ngày cần thiết phải dung nạp một lượng cholesterol từ thịt, một lượng hợp lý cholesterol sẽ có lợi cho ngừa ung thư. Chỉ ăn rau thì protein tiếp nạp sẽ không đủ, dễ gây u bướu đường tiêu hóa. Không ăn thịt, lâu ngày gây thiếu hụt vitamin B2. Rau xanh đa phần chứa ít kẽm, người ăn chay thời gian dài dễ thiếu kẽm trầm trọng. Phương pháp tốt nhất cho chế độ dinh dưỡng hàng ngày là ăn uống cân bằng mọi thực phẩm và dựa theo tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bổ sung thực phẩm.